Thuốc kê đơn
Thành phần
Mỗi viên nén chứa: Acenocoumarol 1,00 mg. Tá dược vừa đủ 1 viên nén: Lactose; Hypromellose; Tinh bột ngô; Colloidal silicon dioxid; Magnesi stearat; Talc.
Chi tiết thành phần | Liều lượng |
---|---|
Acenocoumarol (Máu, huyết học) | 1mg |
Công dụng (Chỉ định)
Điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch.
Liều dùng
- Sự nhạy cảm với các chất kháng đông máu biến đổi từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác và cũng có thể thay đổi bất thường trong quá trình điều trị. Vì thế, cần thực hiện kiểm tra thường xuyên thời gian prothrombin (PT)/ tỉ lệ bình thường của quốc tế (INR) và theo đó điều chỉnh liều cho bệnh nhân.
Nếu không thể thực hiện được, không dùng acenocoumarol.
- Acenocoumarol phải được dùng đường uống với liều đơn.
Liều ban đầu:
- Liều của acenocoumarol phải được cá nhân hóa. Nếu giá trị PT/INR nằm trong khoảng bình thường trước khi bắt đầu điều trị, thời biểu liều sau được khuyến cáo:
- Liều ban đầu có ích nằm trong khoảng 2 mg/ngày đến 4 mg/ngày, không dùng liều ban đầu cao hơn. Việc điều trị cũng có thể bắt đầu với chế độ liều ban đầu cao hơn, thường 6mg vào ngày đầu tiên và sang ngày thứ hai là 4mg.
- Nếu thời gian thromboplastin lúc đầu là bình thường, việc điều trị phải được xây dựng với sự thận trọng.
- Các bệnh nhân cao tuổi (>65 tuổi), các bệnh nhân bị bệnh gan hoặc suy tim nặng có sung huyết gan hoặc các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng có thể yêu cầu liều thấp hơn trong quá trình điều trị ban đầu và duy trì.
- Đo thời gian thromboplastin phải được thực hiện hàng ngày ở bệnh viện bắt đầu từ liều thứ hai hoặc thứ ba cho đến khi tình trạng đông máu được ổn định trong khoảng mục tiêu. Khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra có thể được mở rộng ra trễ hơn, tùy thuộc vào sự ổn định của kết quả. Mẩu máu để thực hiện các kiểm tra ở phòng thí nghiệm phải luôn luôn được thực hiện cùng thời gian trong ngày.
Điều trị duy trì và các kiểm tra đông máu
- Liều duy trì của acenocoumarol thay đổi từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác và phải được kiểm tra riêng biệt trên cơ sở giá trị PT/INR. PT/INR phải được đánh giá ở khoảng thời gian đều đặn như ít nhất một lần một tháng.
- Liều duy trì nhìn chung nằm trong khoảng 1 đến 8mg hàng ngày tùy thuộc vào bệnh nhân riêng biệt, các bệnh khác trong cơ thể, chỉ định lâm sàng và tăng cường mong muốn kháng đông máu.
- Tùy thuộc vào chỉ định lâm sàng, tăng cường tối ưu kháng đông máu hoặc khoảng điều trị được nhắm tới nhìn chung nằm giữa các giá trị INR 2.0 và 3.5. Giá trị INR cao hơn tới 4.5 có thể được yêu cầu các trường hợp riêng.
INR được khuyến cáo cho điều trị kháng đông máu dùng đường uống.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Quá mẫn cảm với acenocoumarol, các dẫn xuất của coumarin hay thành phần có trong thuốc.
- Phụ nữ mang thai.
- Người già yếu, nghiện rượu, bị rối loạn thần kinh hoặc người không có sự giám sát.
- Tất cả các điều kiện về nguy cơ xuất huyết quá mức có thể có lợi ích về lâm sàng như: tạng xuất huyết và/hoặc loạn thể tạng xuất huyết.
- Ngay trước hoặc sau phẫu thuật trên hệ thần kinh trung ương hoặc mắt và phẫu thuật chấn thương liên quan đến sự phơi bày quá mức của các mô.
- Loét tiêu hóa hoặc xuất huyết bộ máy dạ dày - ruột, bộ máy niệu - sinh dục hoặc hệ hô hấp.
- Xuất huyết mạch máu não.
- Viêm màng ngoài tim cấp; chảy dịch thể màng ngoài tim.
- Viêm nhiễm màng trong tim.
- Tăng huyết áp nặng.
- Suy gan nặng hoặc suy thận nặng và các trường hợp hoạt động phân hủy fibrin tăng theo các hoạt động của phổi, tiền liệt tuyến hoặc tử cung.
Tương tác với các thuốc khác
Rất nhiều thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K nên cần theo dõi người bệnh 3-4 ngày sau khi thêm hay bớt thuốc phối hợp.
Chống chỉ định phối hợp
- Aspirin (nhất là với liều cao trên 3 g/ngày) làm tăng tác dụng chống đông máu và nguy cơ chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu và chuyển dịch thuốc uống chống đông máu ra khỏi liên kết với protein huyết tương.
- Miconazol: Xuất huyết bất ngờ có thể nặng do tăng dạng tự do trong máu và ức chế chuyển hóa của thuốc kháng vitamin K.
- Phenylbutazon làm tăng tác dụng chống đông máu kết hợp với kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
- Thuốc chống viêm không steroid nhóm pyrazol: tăng nguy cơ chảy máu do ức chế tiểu cầu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
Không nên phối hợp:
- Aspirin với liều dưới 3 g/ngày.
- Các thuốc chống viêm không steroid, kể cả loại ức chế chọn lọc COX-2.
- Cloramphenicol: Tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu do làm giảm chuyển hóa thuốc này tại gan. Nếu không thể tránh phối hợp thì phải kiểm tra INR thường xuyên hơn, hiệu chỉnh liều trong và sau 8 ngày ngừng cloramphenicol.
- Diflunisal: Tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương.
- Nên dùng thuốc giảm đau khác, thí dụ Paracetamol.
Thận trọng khi phối hợp:
Allopurinol, aminoglutethimid, amiodaron, androgen, thuốc chống trầm cảm cường serotonin, benzbromaron, bosentan, carbamazepin, cephalosporin, cimetidin (trên 800 mg/ngày), cisaprid, cholestyramin, corticoid (trừ hydrocortison dùng điều trị thay thế trong bệnh Addison), cyclin, thuốc gây độc tế bào, fibrat, các azol trị nấm, fluoroquinolon, các loại heparin, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc gây cảm ứng enzym, các statin, macrolid (trừ spiramycin), neviparin, efavirenz, nhóm imidazol, orlistat, pentoxifylin, phenytoin, propafenon, ritonavir, lopinavir, một số sulfamid (sulfamethoxazol, sulfafurazol, sulfamethizol), sucralfat, thuốc trị ung thư (tamoxifen, raloxifen), tibolon, vitamin E trên 500 mg/ngày, rượu, thuốc chống lập kết tiểu cầu, thuốc tiêu huyết khối,... cũng làm thay đổi tác dụng chống đông máu.
Các thuốc làm tăng tác dụng chống đông máu của acenocoumarol:
- Allopurinol; Anabolic steroids; Androgen.
- Thuốc chống loạn nhịp tim (như amiodarone, quinidine).
- Thuốc kháng sinh, kháng sinh phổ rộng (như amoxicillin, coamoxiclav) macrolid (như erythromycin, clarithromycin).
- Cephalosporin thế hệ thứ hai và thứ ba.
- Metronidazole; Quinolone (như ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin); Tetracyclines; Neomycin; Chloramphenicol; Fibrates (như acid clofibric).
- Các dẫn xuất của fibrates hoặc có cấu trúc tương tự (như gemfibrozil, fenofibrate);
- Disulfiram; Etacrynic acid; Glucagon; Thuốc kháng H2 (nhưcimetidine).
- Các dẫn xuất của imidazole (econazole, fluconazole, ketoconazole, miconazole).
- Paracetamol; Sulfonamides (bao gổm cả co-trimoxazole); Antidiabetic (glibenclamide).
- Kích thích tố tuyến giáp (dextrothyroxine).
- Sulfinpyrazone; Sulphonylureas (tolbutamide và chlopropamide).
- Statin (atorvastatin, fluvastatin, simvastatin).
- Các chất ức chế sự tái hấp thu serotonin chọn lọc (fluoxetine, paroxetine); Tamoxifen; 5-fluorouracil; Tramadol.
- Corticosteroid (methylprednisolone, prednisone).
- Các chất ức chế của CYP2C9, thuốc cầm máu bao gồm heparin; chất ức chế tiểu cầu (clopidogrel, dipyridamole), acid salicylic và các dẫn xuất như acetylsalicylic axit, para-aminosalicylic acid; diflunisal, phenylbutazone và các dẫn xuất pyrazolone (sulfinpyrazone); chất chống viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm thuốc ức chế COX-2 (celecoxib) và methylprednisolone. Chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Trong trường hợp việc sử dụng đồng thời là không thể tránh khỏi thì việc xét nghiệm đông máu nên được thực hiện thường xuyên.
Các thuốc làm giảm tác dụng chống đông máu của thuốc acenocoumarol
- Aminoglutethimide.
- Các loại thuốc chống ung thư (azathioprine, 6-mercaptopurine), Barbiturates (Phenobarbital); Carbamazepine; Colestyramine; Griseofulvin; Thuốc tránh thai; Rifampicin.
- Các thuốc lợi tiểu; các tác nhân gây cảm ứng: CYP2C19, CYP2C9 hoặc CYP3A4.
- Ngoài ra. thuốc ức chế protease (indinavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir) cũng có ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu của thuốc và chưa có báo cáo nào về việc tăng hay giảm hoạt động chống đông máu của thuốc.
- Nồng độ hydantoin trong huyết thanh có thể tăng khi điều trị đồng thời với những dẫn xuất của hydantoin (như phenytoin).
- Acenocoumarol có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết khi sử dụng những dẫn xuất của sulphonylurea (như glibenclamide, glimepiride).
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan khi điều trị với Acenocoumarol nên hạn chế uống rượu.
- Khi điều trị với Acenocoumarol, bệnh nhân nên tránh uống nước ép của quả quất. Tăng cường giám sát và theo dõi INR đối với bệnh nhân thường xuyên sử dụng nước ép quất.
- Không được phối hợp với aspirin liều cao, thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo; phenylbutazol, cloramphenicol, diflunisal.
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C
- Xử trí quá liều thường căn cứ vào INR và các dấu hiệu chảy máu, các biện pháp điều chỉnh phải tuần tự để không gây nguy cơ huyết khối.
- Nếu INR ở trên vùng điều trị nhưng dưới 5, và người bệnh không có biểu hiện chảy máu hoặc không cần hiệu chỉnh nhanh đông máu trước phẫu thuật: Bỏ 1 lần uống thuốc, rồi lại tiếp tục điều trị với liều thấp hơn khi đã đạt INR mong muốn. Nếu INR rất gần với INR mong muốn, thì giảm liều mà không cần phải bỏ lần uống thuốc.
- Nếu INR trên 5 và dưới 9, mà người bệnh không có biểu hiện chảy máu khác ngoài chảy máu lợi hoặc chảy máu cam: Bỏ 1 hoặc 2 lần uống thuốc chống đông máu, do INR thường xuyên hơn rồi khi đã đạt INR mong muốn, uống lại thuốc với liều thấp hơn. Nếu người bệnh có các nguy cơ chảy máu khác, bỏ 1 lần uống thuốc và cho dùng vitamin K từ 2,5 mg theo đường uống, hoặc 0,5-1 mg theo đường tĩnh mạch chậm trong 1 giờ.
- Nếu INR trên 9 mà không có chảy máu, bỏ 1 lần uống thuốc và dùng vitamin K từ 3- 5mg theo đường uống, hoặc 1-1,5mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ cho phép giảm INR trong vòng 24-48 giờ; sau đó lại dùng acenocoumarol với liều thấp hơn, theo dõi INR thường xuyên và nếu cần lặp lại điều trị với vitamin K.
- Nếu cần phải hiệu chỉnh nhanh tác dụng chống đông máu trong trường hợp có biểu hiện chảy máu nặng hoặc quá liều nặng (thí dụ INR trên 20), dùng một liều 10mg vitamin K tiêm tĩnh mạch chậm và tùy theo yêu cầu cần cấp cứu, phối hợp với huyết tương tươi đông lạnh. Có thể vitamin K nhắc lại từng 12 giờ một lần. Sau khi điều trị vitamin K liều cao, có thể có một khoảng thời gian trước khi có sự trở lại hiệu lực của thuốc kháng vitamin K. Nếu phải dùng lại thuốc chống đông máu, cần xem xét dùng heparin trong một thời gian.
- Trường hợp ngộ độc do tai nạn, thì cũng phải đánh giá theo INR và biểu hiện biến chứng chảy máu. Phải do INR nhiều ngày sau đó (2-5 ngày), có tính đến nửa đời kéo dài của thuốc chống đông máu.
- Trong trường hợp dùng quá liều, hãy đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu gần nhất để được điều trị hỗ trợ.
- Triệu chứng: xuất huyết xảy ra trong vòng 1 - 5 ngày sau khi uống, chảy máu mũi, ho ra máu, xuất huyết dạ dày - ruột, chảy máu âm đạo, đái ra máu, xuất huyết dưới da, nướu, tử cung và các khớp. Hơn nữa còn xuất hiện các triệu chứng: nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Điều trị: Sự cần thiết điều trị bằng cách rửa dạ dày, thêm than hoạt tính và uống cholestyramine giúp tăng cường thải trừ thuốc. Những lợi ích của những phương pháp điều trị cần được cân đối với nguy cơ chảy máu của mỗi bệnh nhân.
Chú ý:
- Rửa dạ dày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
- Không nên dùng Vitamin K làm chất đối kháng, nhất là những bệnh nhân yêu cầu dùng thuốc chống đông liên tục như bệnh nhân dùng van tim nhân tạo.